Truy cập

Hôm nay:
88
Hôm qua:
148
Tuần này:
681
Tháng này:
11096
Tất cả:
211156

Ý kiến thăm dò

Thành tựu đạt được

Ngày 23/11/2020 21:28:50

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC SAU 5 NĂM XÃ ĐẠT CHUẨN “VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC SAU 5 NĂM Xà ĐẠT CHUẨN “VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”

1. Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế

1.1. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”

Hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, cuộc vận động đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, trở thành phong trào thường xuyên, có sức lan tỏa sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã đồng tình hưởng ứng, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực trong xã hội để chăm lo cho công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp các hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 1,05%, hộ cận nghèo 7,02%, không còn hộ đói, Qua rà soát, số hộ giàu chiếm khoảng 16%, hộ khá khoảng 32%, tỷ lệ hộ có mức sống trung bình 43,93%. Đến nay quỹ "Vì người nghèo" của xã được vận động được hơn 36,5 triệu đồng. Hiện BCĐ của xã và Ngành ngân hàng hổ trợ xây mới nhà ở cho 9 hộ nghèo với trên 400 triệu đồng, dự kiến khánh thành vào dịp ngày Đại đoàn kết toàn dân 18/11.

1.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHKT trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, xã Trung Chính đã chỉ đạo làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt và chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, hướng dẫn cách làm hiệu quả cho các hộ nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi. HTX DVNN phối hợp với TT học tập cộng đồng đấu mối, hợp đồng với các cơ quan chức năng chuyên môn cấp tỉnh, huyện hằng năm xã tổ chức được từ 5 đến 8 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng nghìn lượt người tham gia. Có 75-80% hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các mô hình mới được đưa vào thực hiện tại địa phương nhận được sự đồng tình trong nhân dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình lúa lai năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao; mô hình cơ giới hóa đồng bộ, cải tạo vườn tạp; đặc biệt là mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm giữa HTXNN với công ty Hồng Quang Ninh Bình đã mang lại hiệu quả góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và nâng thu nhập cho nông dân v.v...

1.3. Hợp tác phát triển kinh tế

Từ việc được trang bị các kiến thức KHKT, các hộ dân đã mạnh dạn hợp tác đầu tư mua các loại máy làm đất, máy vò lúa, máy gặt đập liên hợp đầu tư cho sản xuất, HTX liên kết với các doanh nghiệp đầu tư phân bón trả chậm cho xã viên.

Đến nay toàn xã có 84 máy làm đất, 02 máy gặt lúa, 5 máy vò lúa; 11 hộ kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, 15 hộ có dịch vụ xay xát và thu mua sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp, nhiều hộ mua sắm Ô tô tải, xe du lịch.... Sức lao động được giải phóng, giảm chi phí và ngày công. Việc hợp tác giữa các hộ gia đình, giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, thu mua được triển khai bước đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Hiện nay toàn xã có trên 35% hộ dân tham gia các hình thức liên kết hợp tác sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.4. Hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân

Để thực hiện mục tiêu, cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, trong đó tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa; phát triển chăn nuôi tăng số lượng tổng đàn; tập trung tích tụ ruộng đất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm, tạo cơ chế khuyến khích hỗ trợ phù hợp, thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất tại địa phương tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Cụ thể:

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện khuyến khích du nhập và phát triển. Đến nay, trên địa bàn xã có 72 cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí, vật liệu xây dựng, thợ mộc, thợ nề thu hút hơn 300 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập từ 4,5 - 7 triệu đồng/ng/tháng; hơn 100 lao động kết hợp sản xuất mây tre đan xuất khẩu, thu nhập từ 2 - 4 triệu động/ng/tháng. Trong 5 năm thành lập mới được 15 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 23 DN, trong đó có Công ty may xuất khẩu Hoàng Tùng và Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức Cầu Quan không ngừng đổi mới và phát triển, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động tại địa phương và các địa phương lân cận có thu nhập ổn định. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, TTCN, XDCB năm 2020 ước đạt 205,4 tỷ đồng.

Phát triển kinh doanh-dịch vụ, kinh tế hộ gia đình.

Đối với kinh tế hộ trong những năm qua luôn được cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm toàn xã hiện nay có trên 500 hộ trực tiếp tham gia kinh doanh dịch vụ chủ yếu là hàng tạp hóa, các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như lương thực, thực phẩm; hàng ăn, giải khát; các dịch vụ vui chơi giải trí như karoke, dịch vụ làm đẹp, nhà nghỉ, dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe …. Đặc biệt là trên địa bàn xã có 2 chợ là chợ Thượng (chợ truyền thông) và chợ Cầu Quan chợ mới xây dựng đã thu hút được các Tiểu thương và đặc biệt là người dân địa phương tham gia buôn bán, kinh doanh điều đó đã mang lại thu nhập khá cho người dân địa phương đặc nhất là kinh tế hộ gia đình. Việc tham gia kinh doanh, buôn bán và phát triển ngành nghề truyền thống cũng như du nhập một số ngành nghề thiểu thủ công mỹ nghệ đã làm cho kinh tế hộ ngày càng phát triển tỷ lệ hộ giàu, hộ khá ngày càng tăng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Về kinh tế Hợp tác xã,tổ Hợp tác, doanh nghiệp.

Trên địa bàn xã có 02 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động (trước tháng 12/2019 có 01 HTX ), cả hai HTX đều thực hiện theo luật chuyển đổi hoạt động theo luật HTX năm 2012, được thành lập vào tháng 4/2017. Hiện nay HTX Trung Chính có 63 thành viên, HTX Trung Ý có 67 thành viên. Các HTX hoạt động chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như: Dịch vụ vật tư phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông bảo vệ thực vật, liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; kinh doanh thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân.

Trong những năm qua hoạt động Hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ luôn luôn đảm bảo đời sống cho các thành viên trong Hợp tác xã, đặc biệt là trong 4 năm từ 2017 đến các HTX dịch vụ Nông nghiệp trên địa bàn đã chịu khó tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, chủ động mời các chuyên gia về mở các lớp tập huấn cho nông dân; ký kết với Công ty Hồng Quang Ninh Bình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân bình quân mỗi năm đưa các giống lúa mới có năng suất vào gieo cấy từ 50-60ha (giống nếp Hương bình, DQ11..); bao tiêu sản phẩm ngay sau khi gặt mỗi vụ từ 140-150 tấn (280-300 tấn/năm), điều đó đã tạo ra sự phấn khởi cho người nông dân nhất là giảm bớt chi phí, công sức cho người dân.

Ngoài việc khai thác các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Hàng năm các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn chú trọng đến duy tu bảo dưỡng các công trình cầu cống, kênh mương bờ bao mỗi năm ước tính trên 150 triệu đồng, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở địa phương; ngoài ra còn tích cực phối hợp với công chức Nông nghiệp xây dựng Phương án SX hàng vụ cũng như tuyên truyền hướng dẫn cho nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa

2.1. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng, sự điều hành của UBND xã, cùng với phong trào “Cán bộ và nhân dân xã Trung Chính chung tay xây dựng nông thôn mới” thì phong trào xây dựng gia đình văn hóa được triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nội dung, tiêu chuẩn phong trào thấm nhuần vào từng hộ gia đình, tạo sự hồ hởi, phấn khởi, ý thức và tinh thần trách nhiệm trong xây dựng gia đình văn hóa.

Các làng thực hiện tốt việc bình xét gia đình văn hóa công khai, dân chủ, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Việc xây dựng gia đình văn hóa tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn, gắn việc thực hiện các phong trào của địa phương vào tiêu chí bình xét danh hiệu gia đình văn hóa.

Năm 2016 số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 81,2%; năm 2019 là 85,6%; năm 2020 tỷ lệ gia đình VH ước đạt trên 92%; Các gia đình tiêu biểu là những tấm gương sáng, điển hình, khẳng định trên thực tiễn hiệu quả mô hình xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; năm 2019 toàn xã có trên 86% số gia đình đạt ''Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo''.

2.2. Công tác cải tạo vườn tạp, khuôn viên nhà ở xanh sạch đẹp

Thực hiện kêt luận số 01 KL/HU ngày 31/5/ 2016 của Huyện ủy về công tác cải tạo vườn tạp; kế hoạch số 92/ KH- UBND ngày 20/6/2016 của UBND huyện Nông Cống về việc cải tạo vườn tạo giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn huyện Nông Cống, công tác cải tạo vườn tạp được ĐU- UBND xã Trung Chính giao cho Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội làm vườn xã xây dựng kế hoạch vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện công tác cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng nông thôn mới, từ các loại cây có giá trị kinh tế thấp được hội làm vườn phối hợp với chủ trang trại, gia trại phổ biến kiến thức các hộ gia đình đã chủ động cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vườn đồng thời cung cấp hàng hóa cho thị trường. Đến nay trên 82,3% các hộ dân trên địa bàn toàn xã đã chủ động cải tạo đất vườn tạp. Trong xã không có hộ để đất hoang, hầu hết vườn, nhà ở đều sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp đảm bảo xanh, sạch, đẹp và đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu rau xanh cho mỗi gia đình.

2.3. Phong trào hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn

Từ năm 2016- 2020 xã Trung Chính đã triển khai hàng loạt các mô hình liên kết sản xuất kinh tế nông nghiệp, khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Tạo điều kiện để người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa. Cụ thể về hoạt động trang trại ở địa phương tuy đã được quan tâm song vì đặc thù là xã thường xuyên bị ngập lụt 8/9 làng trong vùng nội đê do đó kinh tế trang trại kém phát triển, chủ yếu chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ theo thời vụ, trong đó có một số hộ mạnh dạn đầu tư song cũng chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp như vịt thời vụ, ốc ếch, lợn, trâu bò, dê lấy thịt và hươu lấy lộc..…,việc chăn nuôi theo hình thức trang trại tuy chưa phát triển nhưng chăn nuôi theo hình thức gia trại vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và nguồn hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn; bên cạnh đó các ngành nghề truyền thống của địa phương cũng phát huy tương đối hiệu quả như nghề bánh đa, bún, miến, đồng thời cùng với một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới du nhập như mây tre đan, mây giang xiên đã thu hút và giải quyết cho lao động tại chỗ, cho nhân lực dư thừa trong lúc nông nhàn và đặc biệt là những người yếu thế, người già, trẻ em cũng có thể tham gia. Số lao động tham gia làm nghề tại gia đình duy trì và phát triển có hiệu quả, nhiều hộ đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của quê hương mình. Đến nay tổng số hộ nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ: 1583/1897hộ chiếm 83,5%.

2.4.. Phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa

Hiện tại Trung Chính sau sáp nhập tháng 12/2019 có 9 làng. Hiện nay các làng đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hương ước, Quy ước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã được triển khai thực hiện, phát huy hiệu quả thiết thực trong đời sống của nhân dân. Các làng đã họp, triển khai các nội dung Hương ước, Quy ước đến với nhân dân cụ thể như:

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đám cưới không dùng thuốc lá; hạn chế được tình trạng ăn uống linh đình, lãng phí, không dùng nhạc sàn và tăng âm loa đài quá 22h30. Đám tang không sử dụng thuốc lá, không khóc mướn, không dải vàng mã dọc đường, thời gian tế không trước 5 giờ sáng không quá 22 giờ đêm, người chết không để trong nhà quá 48 tiếng. Việc tổ chức lễ hội ở các di tích theo đúng quy định và phong tục truyền thống, không phô trương, lãng phí, không mê tín dị đoan, đồng bóng; đảm bảo thuần phong mỹ tục.

Phong trào xây dựng cơ quan văn hóa, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đã góp phần tích cực vào xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, cơ quan trường học và khu dân cư. 4/4 trường luôn giữ vững danh hiệu đơn vị đạt chuẩn văn hóa, 9/9 làng làng giữ vững danh hiệu làng, làng văn hóa.

2.4. Phong trào vận động nhân dân đóng góp xây dựng xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa và xã hội ở cộng đồng

Gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới, cùng với nguồn lực của địa phương, nguồn hỗ trợ của cấp trên trong những năm qua xã địa phương đã huy động nhân dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa. cụ thể:

Về xây dựng cơ bản: Trong 5 năm qua, nhiều công trình phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp như: Xây mới nhà Hiệu bộ trường THCS Trung Ý cũ, nhà lớp học 2 tầng trường Mầm non, sửa chữa nâng cấp 2 nhà lớp học 2 tầng và xây mới 4 phòng học trường Tiểu học và nhiều hạng mục công trình cho các trường..., xây dựng mới nhà văn hóa xã; chuyển đổi thành công mô hình quản lý và xây dựng mới chợ Cầu Quan và chợ Thượng; xây dựng, cải tạo chỉnh trang nhà ở trong dân cư được quan tâm.

Hệ thống giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư nâng cấp, 98% giao thông nông thôn được bê tông hóa; giao thông và kênh mương trục chính nội đồng được bê tông và cứng hóa đạt 86%, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 5 năm ước đạt 353,5 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trong nhân dân và doanh nghiệp 90%.

3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa thể thao cơ sở

3.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa- xã hội cộng đồng

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Trung Chính đã cố gắng đoàn kết, nỗ lực đẩy mạnh phát triển văn hóa-xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã được đầu tư, đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên và có nhiều khởi sắc. Các di tích văn hoá được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, hệ thống các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, xây dựng mới và hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao có những phát triển mạnh đã làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của cán bộ và nhân dân trong xã, Đảng bộ, Chính quyền địa phương đã xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT- BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung điều 6 thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm VH- TT thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng năm 2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa- khu thể thao thôn.

Hội trường Nhà Văn hóa đa năng xã, diện tích khuôn viên: 6905m2; Diện tích xây dựng: 2.950 m2; Số chỗ ngồi: 270 chỗ ngồi.

Khu thể thao xã: Tổng diện tích là 3.955 m2, Trong đó: Diện tích sân thể thao: 2.000 m2; diện tích Sân Vận động xã 10.794 m2

Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã có Ban Chủ nhiệm do Công chức Văn hóa xã làm Chủ nhiệm.

Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn.

Trên địa bàn xã có 9 Nhà Văn hóa gồm 8 thôn và 01 làng gồm (làng Đông Cao, thôn Đông Thắng, thôn Thanh Sơn, thôn Tống Sở, thôn Bi Kiều, thôn Mau Giáp, thôn Thọ Vinh, thôn Vinh Quang và thôn Phú Thanh). 8/9 thôn đã được công nhận danh hiệu Thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 89%.

Các đơn vị thôn hoạt động đảm bảo theo quy định của nhà nước, có hương ước thôn, cả 9 thôn có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao khang trang phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tại các Nhà Văn hóa thôn có biển cổng theo quy định, quy chế hoạt động của nhà văn hóa, công khai niêm yết quy chế bản đồ quy hoạch nông thôn mới, quy chế dân chủ theo Pháp lệnh 34 và tổ chức thực hiện theo đúng quy chế. Trang thiết bị đảm bảo theo yêu cầu: Bộ tăng âm, bộ trang trí khánh tiết: Cờ Tổ quốc, cờ Đảng, Ảnh Bác, phông, màn sân khấu, dụng cụ thể thao, sân thể thao đơn giản, có tủ sách, có bàn ghế đảm bảo phục vụ cho việc học tập, đọc sách báo … Đảm bảo hoạt động tại thôn.); 3/4 trường, 01 trạm Y tế đã đạt chuẩn quốc gia.

3.2. Phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hàng năm

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được nâng lên thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân cũng nâng lên. Phong trào luyện tập thể dục, thể thao và tham gia văn hóa văn nghệ trong quần chúng nhân dân, các làng, làng, các tổ chức chính trị - xã hội phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại

Về phong trào TDTT.

Toàn xã có 23 đội bóng chuyền trong đó có 6 đội bóng chuyền da Nam, 9 đội bóng chuyền hơi Nữ, 4 đội bóng chuyền hơi Nam, 4 đội bóng chuyền của NCT và CLB liên thế hệ câu lạc bộ TDTT gồm: 10 đội bơi thuyền (9 đội bơi của 9 làng và 01 đội bơi của công đoàn xã), 4 CLB bóng chuyền, 2 CLB cầu lông, 1 CLB bóng đá và 4 CLB dưỡng sinh.

Số người thường xuyên tham gia các môn thể thao là: 1993 người; Trong đó:

Bóng đá: 205 người; Bóng chuyền: 951 người; Bóng bàn: 89 người; Cầu lông: 94 người; Các môn thể thao khác: 654 người. Bên cạnh đó các phong trào như đi bộ, đi xe đạp, nhảy Lumbada…cũng được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.

Về VHVN: Toàn xã có 27 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ; TDTT các làng, 5 CLB ở các trường và công đoàn UBND xã; các CLB thuộc nhiều thành phần lứa tuổi và duy trì đều đặn, thường xuyên và có hiệu quả .

Hàng năm xã đều tổ chức các loại hình văn nghệ như: tổ chức hội diễn, giao lưu văn nghệ các làng văn hóa; giải bóng chuyền, bóng đá mừng Đảng mừng xuân, tham gia các giải thể thao do huyện tổ chức đạt thành tích cao. Tỷ lệ người tham gia văn nghệ, TDTT của xã tăng dân qua các năm: năm 2016 là 55%, 2017 là 58%., năm 2018 là 62%, năm 2019 là 69% và năm 2020 là 75%.

3.3. Di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, tổ chức các loại hình văn hóa thể thao truyền thống được quan tâm bảo tồn:

Trên địa bàn xã có 5 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: đó là Đài tưởng niệm Chi bộ đảng đầu tiên của huyện, di tích Đền Thành Hoàng làng Bi Kiều, Đình thờ Đinh Liệt làng Đông Cao và Di tích nhà thờ họ Lê Đình làng Vinh Quang, Di tích nhà thờ hộ Lê Công lang Phú Thanh, và đặc biệt là lễ hội bơi thuyền rồng truyền thống trên sông Lãng giang. Hàng năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà tổ chức Lễ hội thường niên đảm bảo nghi thức, đúng quy định, bảo tồn và dành kinh phí cũng như kêu gọi công đức để tu sửa trùng tu tôn tạo di tích, từ đó phát huy được các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tính từ năm 2016 đến năm 2020, tổng số tiền nhân dân quyên góp và từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách địa phương dành cho việc tu sửa, nâng cấp, xây mới các công trình thuộc các khu di tích của xã là trên 2,5tỷ đồng.

Nhà bia ghi tên Liệt sỹ của xã cũng được tu sửa nâng cấp với số kinh phí 150 tỷ đồng.

4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn

4.1. Thực hiện quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Thực hiện nghị quyết TƯ 5 khóa 8 về giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chỉ thị số 27 của BCT về tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội, ĐU- UBND xã đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động từ đó chỉ đạo các Ngành, Đoàn thể các đơn vị thôn tiến hành tổ chức tuyên truyền, động viên và phát động Nhân dân tích cực hưởng ứng đặc biệt việc thực hiện các quy định trên đã được các đơn vị thôn gắn với phong trào xây dựng làng văn hóa cũng như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xem đó là nội dung, là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi gia đình, dòng họ, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, bằng chứng là nó được thể hiện trong các Quy ước, Hương ước của các làng, nhất là từ khi có Nghị quyết số 07 của Huyện ủy và quy định 69 của UBND huyện thì việc thực hiện càng được triệt để cụ thể trên các lĩnh vực:

Về việc cưới. Thanh niên đến độ tuổi lập gia đình trước khi làm lễ cưới đều phải thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình đó là đăng ký kết hôn, không có trường hợp nào tảo hôn hay ép hôn, đám cưới chỉ tổ chức gọn nhẹ trong phạm vi gia đình, dòng họ, bạn bè thân thiết, tiệc cưới chỉ tổ chức trong phạm vi một hoặc hai ngày, không dùng thuốc là trong đám cưới, không mở nhạc sàn, nhạc to quá âm lượng và quá 23 giờ đêm, trước 5 giờ sáng, một số hủ tục lạc hậu như thách cưới, ăn uống linh đình kéo dài đã được loại bỏ.

Về việc tang. Tổ chức việc tang được các làng tổ chức đảm bảo trang trọng, đúng quy định như: không để người quá cố quá 48h, nhất là những bệnh truyền nhiễm, trong đám tang không dùng thuốc lá, không rãi vàng mã dọc đường, không khóc mướn và sử dụng loa đài, quá to, quá giờ quy định, tổ chức cúng tế ba ngày, 49 ngày, 100 ngày một cách gọn nhẹ trong phạm vi gia đình con cháu. Việc an táng, cải táng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn và tiết kiệm. Hiện nay việc thực hiện quy chế tang lễ đã được đa số Nhân dân thực hiện một cách nghiêm túc đảm bảo văn minh và thể hiện được tình cảm, sự chu đáo đối với người đã khuất, đặc biệt việc tiến hành hỏa táng đang được Nhân hưởng ứng nhằm đảm bảo VSMT và đỡ gây tốn kém thời gian, tiền của.

Về tổ chức lễ hội. Xã Trung Chính có truyền thống Lễ hội đua thuyền đầu xuân (dịp tết nguyên đán) và lễ hội làng Đông Cao được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch hàng năm, có hai làng Đông Thắng và làng Bi Kiều tổ chức Lễ tế Thành Hoàng làng vào 05/3 âm lịch. Các Lễ hội đều được tổ chức một cách trang nghiêm đúng với phong tục tập quán cũng như giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, thu hút được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã đặc biệt đó là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của người dân Trung Chính mỗi khi tết đến xuân về nhất là với những người con xa quê, bên cạnh đó các Lễ hội cũng đều được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. ngoài ba đơn vị có Lễ hội thì hàng năm toàn xã lấy ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - ngày đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 để tổ chức ngày hội ở tất cả các khu dân cư để tổ chức ngày đại đoàn kết toàn dân, trong ngày này các đơn vị đều tổ chức phần lễ trang trọng, phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tổ chức bữa cơm đoàn kết ở tất cả các cụm dân cư tạo nên không khí của ngày hội thực sự vui tươi, đầm ấm chứa chan tình cảm xóm làng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc

4.2. Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng

Trong 5 năm qua Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Trung Chính xây dựng kế hoạch làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm về thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, không có tình trạng gây mất trật tự trên địa bàn, không có các tệ nạn xã hội phát sinh. Từng gia đình, từng cơ quan trong xã đều có trách nhiệm tự quản, tự giác chấp hành tốt Hương ước, Quy ước của làng, cơ quan cũng như các quy định của pháp luật. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,; các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân được giải quyết kịp thời; không có án tồn đọng hoặc đơn thư khiếu kiện đông người, vượt tuyến.

4.3. Công tác vệ sinh môi trường

Các ngành, đoàn thể, các thôn đã xây dựng kế hoạch vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hàng tuần, hàng tháng tổng dọn vệ sinh. Các phong trào đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và nhân rộng cụ thể như: Hội liên hiệp phụ nữ xã tổ chức tốt hoạt động của câu lạc bộ “5 không, 3 sạch”. Các tuyến đường giao thông trong làng đều thông thoáng, sạch đẹp, hệ thống cống rãnh được khơi thông. Hiện nay các chi hội đều có tuyến đường do hội phụ nữ tự quản, 2 tuyến đường do Hội Cựu chiến binh được trồng hoa và đảm bảo VSMT.

Mọi nhà, mọi người trong cộng đồng đều thực hiện tốt các quy định phân loại và thu gom rác tập trung vào buổi sáng thứ chủ nhật và thứ 4 hàng tuần để xe thu gom rác vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện để xử lý, đặc biệt không vứt rác bừa bãi ra môi trường; thường xuyên phát quang cây cối 2 bên đường đường, tích cực trồng cây bóng mát trên các trục đường và trong từng gia đình. 100% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đều đạt tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất, nước thải, chất thải rắn được thu gom xử lý, mùi, khói bụi, tiếng ồn trong giới hạn quy định. Hàng năm UBND xã, các cơ quan trường học đều phát động “Tết trồng cây” vào dịp đầu xuân.

Đến nay theo thống kê trên toàn xã số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 98 %, nhà tắm hợp vệ sinh đạt 98%, 100% hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các hộ chăn nuôi đều có có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100%.

4.4. Kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

Xác định đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có hiệu quả là cơ sở, nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ban chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các thôn(làng), các lĩnh vực. Tham mưu đắc lực cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các phong trào, đặc biệt là phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”,;”Làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa”…

Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện có hiệu quả. Mọi việc đều đảm bảo thực hiện nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" những mâu thuẫn nội bộ được hoà giải tại chỗ, kịp thời. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm, nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật được nâng cao.

Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” luôn được quan tâm, hàng năm xã đã làm tốt công tác tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, vận động, động viên thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển NVQS, nhiều năm liên tục trung Chính đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân, không có quân nhân bỏ ngũ, không có thanh niên trốn tránh gọi khám tuyển; chính sách hậu phương quân đội được quan tâm.

An ninh trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, trong những năm qua trên địa bàn xã không xảy ra vụ việc gì nghiêm trọng, người dân luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” và nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội được quan tâm và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng năm xã làm tốt phong trào xây dựng quỹ tình nghĩa, số kinh phí hàng năm từ 55 đến 60 triệu đồng được sử dụng vào thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân dịp tết nguyên đán và ngày Thương binh- liệt sỹ, hỗ trợ các đối tượng chính sách khó khăn trong cuộc sồng

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoᔠđã mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống nhân dân trong xã: kinh tế phát triển, văn hoá xã hội được đầu tư đúng mức, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình đoàn kết thân ái trong cộng đồng dân cư được thắt chặt.

5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

5.1. Chương trình phổ biến pháp luật

Hàng tuân, hàng tháng, hàng quý Ban văn hóa, Ban dân vận, Ban tư pháp, các ngành, đoàn thể soạn thảo và xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật; các hình thức thực hiện làngg qua đài truyền thanh xây dựng chuyên mục phổ biến pháp luật trên hệ thống truyền thanh của xã, qua các hội nghị của xã, của thôn để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ của địa phương về Hương ước để nhân dân nắm bắt và thực hiện. Từ đó ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dânđược thực hiện nghiêm chỉnh; tình trạng vi phạm pháp luật được hạn chế,

5.2. Tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng Nông thôn mới

Về xây dựng nông thôn mới: Được sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cấp trên, xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực cho xây dựng NTM. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, vì vậy đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận xã NTM ngày 31/12/2015. Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục huy động nguồn lực, đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới. Hệ thống giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư nâng cấp, 98% giao thông nông thôn được bê tông hóa; giao thông và kênh mương trục chính nội đồng được bê tông và cứng hóa đạt 86%, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 5 năm ước đạt 353,5 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trong nhân dân và doanh nghiệp 90%. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, TTCN, XDCB năm 2020 ước đạt 205,4 tỷ đồng.

5.3. Kết quả thực hiện Quy ước cộng đồng và Quy chế dân chủ

Tập trung chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính ttrij của địa phương cũng như Quy ước, Hương ước làng, cơ quan nên nhận thức về pháp luật và nghĩa vụ công dân của nhân dân được nâng cao; Quy chế dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt, mọi công việc đều đưa ra để dân bàn, dân thực hiện và báo cáo trước nhân dân một cách công khai, dân chủ từ đó tạo nên sự tin tưởng của nhân dân với đảng, chính quyền, tạo nên sức mạnh tổng hợp và là động lực thúc đẩy các phong trào ở địa phương phát triển. Trong nhiều năm gần đây không có tình trạng khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện đông người, các kiến nghị đề xuất của nhân dân được giải quyết kịp thời ngay tại cơ sở, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn luôn được ổn định và giữ vững.

5.4. Công tác quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa

Hàng năm trong dịp cao điểm như Lễ hội, tết Nguyên đán… Công chức văn hóa tham mưu kịp thời cho Chủ tịch UBND xã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phân công, thành lập đoàn kiểm tra gồm Công chức văn hóa, Ban công an xã, Công chức Tư pháp và UBMTTQ xã kiểm tra trực tiếp các hộ buôn bán, kinh doanh, các loại hình dịch vụ văn hóa như Karaoke, Itơnét.., đồng thời cho các hộ ký cam kết thực hiện quy định về ngành nghề kinh doanh, tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, nên trên địa bàn không có tình trạng tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm độc hại, 100% các hộ đều thực hiện tốt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.

6. Đánh giá chung.

Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Đảng, Nhà nước, MTTQ phát động là một trong những chủ trương hết sức đúng đắn nhằm đáp ứng xu thế chung của xã hội giúp đất nước chúng ta trong điều kiện hội nhập Quốc tế để phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, khơi dậy được lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chủ động vượt qua những thách thức, khó khăn để vươn lên xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

7. Nguyên nhân kết quả đạt được.

7.1.Về khách quan.

- Là đơn vị có truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời là nền tảng để xây dựng phong trào.

- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ của quần chúng ND ngày một nâng lên là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện để phong trào đạt kết quả.

7.2. Về chủ quan.

- Nhận thức của Cán bộ và nhân dân địa phương ngày càng được nâng lên, sự chỉ đạo, điều hành một cách quyết liệt của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cũng như có sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn.

- Trong quá trình tổ chức chỉ đạo các phong trào lớn của Nhà nước, MTTQ phát động địa phương luôn nhận được sự quan tâm động viên khích lệ của BCĐ “Toàn dân xây dựng đời sông văn hóa” Huyện, Tỉnh.

Thành tựu đạt được

Đăng lúc: 23/11/2020 21:28:50 (GMT+7)

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC SAU 5 NĂM XÃ ĐẠT CHUẨN “VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC SAU 5 NĂM Xà ĐẠT CHUẨN “VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI”

1. Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế

1.1. Thực hiện tốt cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”

Hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, cuộc vận động đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện, trở thành phong trào thường xuyên, có sức lan tỏa sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã đồng tình hưởng ứng, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực trong xã hội để chăm lo cho công tác xóa đói, giảm nghèo, giúp các hộ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 1,05%, hộ cận nghèo 7,02%, không còn hộ đói, Qua rà soát, số hộ giàu chiếm khoảng 16%, hộ khá khoảng 32%, tỷ lệ hộ có mức sống trung bình 43,93%. Đến nay quỹ "Vì người nghèo" của xã được vận động được hơn 36,5 triệu đồng. Hiện BCĐ của xã và Ngành ngân hàng hổ trợ xây mới nhà ở cho 9 hộ nghèo với trên 400 triệu đồng, dự kiến khánh thành vào dịp ngày Đại đoàn kết toàn dân 18/11.

1.2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHKT trong sản xuất nông nghiệp

Trong những năm qua, xã Trung Chính đã chỉ đạo làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt và chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, hướng dẫn cách làm hiệu quả cho các hộ nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi. HTX DVNN phối hợp với TT học tập cộng đồng đấu mối, hợp đồng với các cơ quan chức năng chuyên môn cấp tỉnh, huyện hằng năm xã tổ chức được từ 5 đến 8 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hàng nghìn lượt người tham gia. Có 75-80% hộ gia đình (làm nông nghiệp) trong xã được tuyên truyền, phổ biến khoa học - kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các mô hình mới được đưa vào thực hiện tại địa phương nhận được sự đồng tình trong nhân dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình lúa lai năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao; mô hình cơ giới hóa đồng bộ, cải tạo vườn tạp; đặc biệt là mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm giữa HTXNN với công ty Hồng Quang Ninh Bình đã mang lại hiệu quả góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và nâng thu nhập cho nông dân v.v...

1.3. Hợp tác phát triển kinh tế

Từ việc được trang bị các kiến thức KHKT, các hộ dân đã mạnh dạn hợp tác đầu tư mua các loại máy làm đất, máy vò lúa, máy gặt đập liên hợp đầu tư cho sản xuất, HTX liên kết với các doanh nghiệp đầu tư phân bón trả chậm cho xã viên.

Đến nay toàn xã có 84 máy làm đất, 02 máy gặt lúa, 5 máy vò lúa; 11 hộ kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, 15 hộ có dịch vụ xay xát và thu mua sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp, nhiều hộ mua sắm Ô tô tải, xe du lịch.... Sức lao động được giải phóng, giảm chi phí và ngày công. Việc hợp tác giữa các hộ gia đình, giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, thu mua được triển khai bước đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Hiện nay toàn xã có trên 35% hộ dân tham gia các hình thức liên kết hợp tác sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

1.4. Hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút lao động việc làm, nâng cao thu nhập của người dân

Để thực hiện mục tiêu, cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, trong đó tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của BCH Đảng bộ huyện về chuyển đổi cơ cấu giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa; phát triển chăn nuôi tăng số lượng tổng đàn; tập trung tích tụ ruộng đất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp; chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm, tạo cơ chế khuyến khích hỗ trợ phù hợp, thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất tại địa phương tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Cụ thể:

Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện khuyến khích du nhập và phát triển. Đến nay, trên địa bàn xã có 72 cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí, vật liệu xây dựng, thợ mộc, thợ nề thu hút hơn 300 lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập từ 4,5 - 7 triệu đồng/ng/tháng; hơn 100 lao động kết hợp sản xuất mây tre đan xuất khẩu, thu nhập từ 2 - 4 triệu động/ng/tháng. Trong 5 năm thành lập mới được 15 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 23 DN, trong đó có Công ty may xuất khẩu Hoàng Tùng và Bệnh viện Đa khoa Tâm Đức Cầu Quan không ngừng đổi mới và phát triển, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động tại địa phương và các địa phương lân cận có thu nhập ổn định. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, TTCN, XDCB năm 2020 ước đạt 205,4 tỷ đồng.

Phát triển kinh doanh-dịch vụ, kinh tế hộ gia đình.

Đối với kinh tế hộ trong những năm qua luôn được cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương quan tâm toàn xã hiện nay có trên 500 hộ trực tiếp tham gia kinh doanh dịch vụ chủ yếu là hàng tạp hóa, các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như lương thực, thực phẩm; hàng ăn, giải khát; các dịch vụ vui chơi giải trí như karoke, dịch vụ làm đẹp, nhà nghỉ, dịch vụ Y tế, chăm sóc sức khỏe …. Đặc biệt là trên địa bàn xã có 2 chợ là chợ Thượng (chợ truyền thông) và chợ Cầu Quan chợ mới xây dựng đã thu hút được các Tiểu thương và đặc biệt là người dân địa phương tham gia buôn bán, kinh doanh điều đó đã mang lại thu nhập khá cho người dân địa phương đặc nhất là kinh tế hộ gia đình. Việc tham gia kinh doanh, buôn bán và phát triển ngành nghề truyền thống cũng như du nhập một số ngành nghề thiểu thủ công mỹ nghệ đã làm cho kinh tế hộ ngày càng phát triển tỷ lệ hộ giàu, hộ khá ngày càng tăng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Về kinh tế Hợp tác xã,tổ Hợp tác, doanh nghiệp.

Trên địa bàn xã có 02 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang hoạt động (trước tháng 12/2019 có 01 HTX ), cả hai HTX đều thực hiện theo luật chuyển đổi hoạt động theo luật HTX năm 2012, được thành lập vào tháng 4/2017. Hiện nay HTX Trung Chính có 63 thành viên, HTX Trung Ý có 67 thành viên. Các HTX hoạt động chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như: Dịch vụ vật tư phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông bảo vệ thực vật, liên kết bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; kinh doanh thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân.

Trong những năm qua hoạt động Hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ luôn luôn đảm bảo đời sống cho các thành viên trong Hợp tác xã, đặc biệt là trong 4 năm từ 2017 đến các HTX dịch vụ Nông nghiệp trên địa bàn đã chịu khó tham quan, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế trong nông nghiệp, chủ động mời các chuyên gia về mở các lớp tập huấn cho nông dân; ký kết với Công ty Hồng Quang Ninh Bình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân bình quân mỗi năm đưa các giống lúa mới có năng suất vào gieo cấy từ 50-60ha (giống nếp Hương bình, DQ11..); bao tiêu sản phẩm ngay sau khi gặt mỗi vụ từ 140-150 tấn (280-300 tấn/năm), điều đó đã tạo ra sự phấn khởi cho người nông dân nhất là giảm bớt chi phí, công sức cho người dân.

Ngoài việc khai thác các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Hàng năm các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn chú trọng đến duy tu bảo dưỡng các công trình cầu cống, kênh mương bờ bao mỗi năm ước tính trên 150 triệu đồng, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở địa phương; ngoài ra còn tích cực phối hợp với công chức Nông nghiệp xây dựng Phương án SX hàng vụ cũng như tuyên truyền hướng dẫn cho nông dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

2. Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa

2.1. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng, sự điều hành của UBND xã, cùng với phong trào “Cán bộ và nhân dân xã Trung Chính chung tay xây dựng nông thôn mới” thì phong trào xây dựng gia đình văn hóa được triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nội dung, tiêu chuẩn phong trào thấm nhuần vào từng hộ gia đình, tạo sự hồ hởi, phấn khởi, ý thức và tinh thần trách nhiệm trong xây dựng gia đình văn hóa.

Các làng thực hiện tốt việc bình xét gia đình văn hóa công khai, dân chủ, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng. Việc xây dựng gia đình văn hóa tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn, gắn việc thực hiện các phong trào của địa phương vào tiêu chí bình xét danh hiệu gia đình văn hóa.

Năm 2016 số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa là 81,2%; năm 2019 là 85,6%; năm 2020 tỷ lệ gia đình VH ước đạt trên 92%; Các gia đình tiêu biểu là những tấm gương sáng, điển hình, khẳng định trên thực tiễn hiệu quả mô hình xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; năm 2019 toàn xã có trên 86% số gia đình đạt ''Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo''.

2.2. Công tác cải tạo vườn tạp, khuôn viên nhà ở xanh sạch đẹp

Thực hiện kêt luận số 01 KL/HU ngày 31/5/ 2016 của Huyện ủy về công tác cải tạo vườn tạp; kế hoạch số 92/ KH- UBND ngày 20/6/2016 của UBND huyện Nông Cống về việc cải tạo vườn tạo giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn huyện Nông Cống, công tác cải tạo vườn tạp được ĐU- UBND xã Trung Chính giao cho Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội làm vườn xã xây dựng kế hoạch vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện công tác cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng nông thôn mới, từ các loại cây có giá trị kinh tế thấp được hội làm vườn phối hợp với chủ trang trại, gia trại phổ biến kiến thức các hộ gia đình đã chủ động cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vườn đồng thời cung cấp hàng hóa cho thị trường. Đến nay trên 82,3% các hộ dân trên địa bàn toàn xã đã chủ động cải tạo đất vườn tạp. Trong xã không có hộ để đất hoang, hầu hết vườn, nhà ở đều sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp đảm bảo xanh, sạch, đẹp và đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu rau xanh cho mỗi gia đình.

2.3. Phong trào hộ gia đình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn

Từ năm 2016- 2020 xã Trung Chính đã triển khai hàng loạt các mô hình liên kết sản xuất kinh tế nông nghiệp, khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại. Tạo điều kiện để người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó tập trung vào chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa. Cụ thể về hoạt động trang trại ở địa phương tuy đã được quan tâm song vì đặc thù là xã thường xuyên bị ngập lụt 8/9 làng trong vùng nội đê do đó kinh tế trang trại kém phát triển, chủ yếu chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ theo thời vụ, trong đó có một số hộ mạnh dạn đầu tư song cũng chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp như vịt thời vụ, ốc ếch, lợn, trâu bò, dê lấy thịt và hươu lấy lộc..…,việc chăn nuôi theo hình thức trang trại tuy chưa phát triển nhưng chăn nuôi theo hình thức gia trại vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu và nguồn hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn; bên cạnh đó các ngành nghề truyền thống của địa phương cũng phát huy tương đối hiệu quả như nghề bánh đa, bún, miến, đồng thời cùng với một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mới du nhập như mây tre đan, mây giang xiên đã thu hút và giải quyết cho lao động tại chỗ, cho nhân lực dư thừa trong lúc nông nhàn và đặc biệt là những người yếu thế, người già, trẻ em cũng có thể tham gia. Số lao động tham gia làm nghề tại gia đình duy trì và phát triển có hiệu quả, nhiều hộ đã từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất của quê hương mình. Đến nay tổng số hộ nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và dịch vụ: 1583/1897hộ chiếm 83,5%.

2.4.. Phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan văn hóa

Hiện tại Trung Chính sau sáp nhập tháng 12/2019 có 9 làng. Hiện nay các làng đã xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hương ước, Quy ước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã được triển khai thực hiện, phát huy hiệu quả thiết thực trong đời sống của nhân dân. Các làng đã họp, triển khai các nội dung Hương ước, Quy ước đến với nhân dân cụ thể như:

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đám cưới không dùng thuốc lá; hạn chế được tình trạng ăn uống linh đình, lãng phí, không dùng nhạc sàn và tăng âm loa đài quá 22h30. Đám tang không sử dụng thuốc lá, không khóc mướn, không dải vàng mã dọc đường, thời gian tế không trước 5 giờ sáng không quá 22 giờ đêm, người chết không để trong nhà quá 48 tiếng. Việc tổ chức lễ hội ở các di tích theo đúng quy định và phong tục truyền thống, không phô trương, lãng phí, không mê tín dị đoan, đồng bóng; đảm bảo thuần phong mỹ tục.

Phong trào xây dựng cơ quan văn hóa, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đã góp phần tích cực vào xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, cơ quan trường học và khu dân cư. 4/4 trường luôn giữ vững danh hiệu đơn vị đạt chuẩn văn hóa, 9/9 làng làng giữ vững danh hiệu làng, làng văn hóa.

2.4. Phong trào vận động nhân dân đóng góp xây dựng xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, văn hóa và xã hội ở cộng đồng

Gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới, cùng với nguồn lực của địa phương, nguồn hỗ trợ của cấp trên trong những năm qua xã địa phương đã huy động nhân dân đóng góp hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa. cụ thể:

Về xây dựng cơ bản: Trong 5 năm qua, nhiều công trình phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng và sửa chữa nâng cấp như: Xây mới nhà Hiệu bộ trường THCS Trung Ý cũ, nhà lớp học 2 tầng trường Mầm non, sửa chữa nâng cấp 2 nhà lớp học 2 tầng và xây mới 4 phòng học trường Tiểu học và nhiều hạng mục công trình cho các trường..., xây dựng mới nhà văn hóa xã; chuyển đổi thành công mô hình quản lý và xây dựng mới chợ Cầu Quan và chợ Thượng; xây dựng, cải tạo chỉnh trang nhà ở trong dân cư được quan tâm.

Hệ thống giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư nâng cấp, 98% giao thông nông thôn được bê tông hóa; giao thông và kênh mương trục chính nội đồng được bê tông và cứng hóa đạt 86%, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 5 năm ước đạt 353,5 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trong nhân dân và doanh nghiệp 90%.

3. Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa thể thao cơ sở

3.1. Xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa- xã hội cộng đồng

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân xã Trung Chính đã cố gắng đoàn kết, nỗ lực đẩy mạnh phát triển văn hóa-xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã đã được đầu tư, đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên và có nhiều khởi sắc. Các di tích văn hoá được bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị, hệ thống các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư, xây dựng mới và hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao có những phát triển mạnh đã làm phong phú hơn đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của cán bộ và nhân dân trong xã, Đảng bộ, Chính quyền địa phương đã xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT- BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung điều 6 thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm VH- TT thao xã và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng năm 2011 quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa- khu thể thao thôn.

Hội trường Nhà Văn hóa đa năng xã, diện tích khuôn viên: 6905m2; Diện tích xây dựng: 2.950 m2; Số chỗ ngồi: 270 chỗ ngồi.

Khu thể thao xã: Tổng diện tích là 3.955 m2, Trong đó: Diện tích sân thể thao: 2.000 m2; diện tích Sân Vận động xã 10.794 m2

Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã có Ban Chủ nhiệm do Công chức Văn hóa xã làm Chủ nhiệm.

Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn.

Trên địa bàn xã có 9 Nhà Văn hóa gồm 8 thôn và 01 làng gồm (làng Đông Cao, thôn Đông Thắng, thôn Thanh Sơn, thôn Tống Sở, thôn Bi Kiều, thôn Mau Giáp, thôn Thọ Vinh, thôn Vinh Quang và thôn Phú Thanh). 8/9 thôn đã được công nhận danh hiệu Thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 89%.

Các đơn vị thôn hoạt động đảm bảo theo quy định của nhà nước, có hương ước thôn, cả 9 thôn có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao khang trang phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tại các Nhà Văn hóa thôn có biển cổng theo quy định, quy chế hoạt động của nhà văn hóa, công khai niêm yết quy chế bản đồ quy hoạch nông thôn mới, quy chế dân chủ theo Pháp lệnh 34 và tổ chức thực hiện theo đúng quy chế. Trang thiết bị đảm bảo theo yêu cầu: Bộ tăng âm, bộ trang trí khánh tiết: Cờ Tổ quốc, cờ Đảng, Ảnh Bác, phông, màn sân khấu, dụng cụ thể thao, sân thể thao đơn giản, có tủ sách, có bàn ghế đảm bảo phục vụ cho việc học tập, đọc sách báo … Đảm bảo hoạt động tại thôn.); 3/4 trường, 01 trạm Y tế đã đạt chuẩn quốc gia.

3.2. Phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hàng năm

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được nâng lên thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần trong nhân dân cũng nâng lên. Phong trào luyện tập thể dục, thể thao và tham gia văn hóa văn nghệ trong quần chúng nhân dân, các làng, làng, các tổ chức chính trị - xã hội phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại

Về phong trào TDTT.

Toàn xã có 23 đội bóng chuyền trong đó có 6 đội bóng chuyền da Nam, 9 đội bóng chuyền hơi Nữ, 4 đội bóng chuyền hơi Nam, 4 đội bóng chuyền của NCT và CLB liên thế hệ câu lạc bộ TDTT gồm: 10 đội bơi thuyền (9 đội bơi của 9 làng và 01 đội bơi của công đoàn xã), 4 CLB bóng chuyền, 2 CLB cầu lông, 1 CLB bóng đá và 4 CLB dưỡng sinh.

Số người thường xuyên tham gia các môn thể thao là: 1993 người; Trong đó:

Bóng đá: 205 người; Bóng chuyền: 951 người; Bóng bàn: 89 người; Cầu lông: 94 người; Các môn thể thao khác: 654 người. Bên cạnh đó các phong trào như đi bộ, đi xe đạp, nhảy Lumbada…cũng được đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.

Về VHVN: Toàn xã có 27 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ; TDTT các làng, 5 CLB ở các trường và công đoàn UBND xã; các CLB thuộc nhiều thành phần lứa tuổi và duy trì đều đặn, thường xuyên và có hiệu quả .

Hàng năm xã đều tổ chức các loại hình văn nghệ như: tổ chức hội diễn, giao lưu văn nghệ các làng văn hóa; giải bóng chuyền, bóng đá mừng Đảng mừng xuân, tham gia các giải thể thao do huyện tổ chức đạt thành tích cao. Tỷ lệ người tham gia văn nghệ, TDTT của xã tăng dân qua các năm: năm 2016 là 55%, 2017 là 58%., năm 2018 là 62%, năm 2019 là 69% và năm 2020 là 75%.

3.3. Di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, tổ chức các loại hình văn hóa thể thao truyền thống được quan tâm bảo tồn:

Trên địa bàn xã có 5 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: đó là Đài tưởng niệm Chi bộ đảng đầu tiên của huyện, di tích Đền Thành Hoàng làng Bi Kiều, Đình thờ Đinh Liệt làng Đông Cao và Di tích nhà thờ họ Lê Đình làng Vinh Quang, Di tích nhà thờ hộ Lê Công lang Phú Thanh, và đặc biệt là lễ hội bơi thuyền rồng truyền thống trên sông Lãng giang. Hàng năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã nhà tổ chức Lễ hội thường niên đảm bảo nghi thức, đúng quy định, bảo tồn và dành kinh phí cũng như kêu gọi công đức để tu sửa trùng tu tôn tạo di tích, từ đó phát huy được các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Tính từ năm 2016 đến năm 2020, tổng số tiền nhân dân quyên góp và từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách địa phương dành cho việc tu sửa, nâng cấp, xây mới các công trình thuộc các khu di tích của xã là trên 2,5tỷ đồng.

Nhà bia ghi tên Liệt sỹ của xã cũng được tu sửa nâng cấp với số kinh phí 150 tỷ đồng.

4. Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn

4.1. Thực hiện quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Thực hiện nghị quyết TƯ 5 khóa 8 về giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và chỉ thị số 27 của BCT về tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội, ĐU- UBND xã đã xây dựng kế hoạch và chương trình hành động từ đó chỉ đạo các Ngành, Đoàn thể các đơn vị thôn tiến hành tổ chức tuyên truyền, động viên và phát động Nhân dân tích cực hưởng ứng đặc biệt việc thực hiện các quy định trên đã được các đơn vị thôn gắn với phong trào xây dựng làng văn hóa cũng như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xem đó là nội dung, là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi gia đình, dòng họ, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn, bằng chứng là nó được thể hiện trong các Quy ước, Hương ước của các làng, nhất là từ khi có Nghị quyết số 07 của Huyện ủy và quy định 69 của UBND huyện thì việc thực hiện càng được triệt để cụ thể trên các lĩnh vực:

Về việc cưới. Thanh niên đến độ tuổi lập gia đình trước khi làm lễ cưới đều phải thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình đó là đăng ký kết hôn, không có trường hợp nào tảo hôn hay ép hôn, đám cưới chỉ tổ chức gọn nhẹ trong phạm vi gia đình, dòng họ, bạn bè thân thiết, tiệc cưới chỉ tổ chức trong phạm vi một hoặc hai ngày, không dùng thuốc là trong đám cưới, không mở nhạc sàn, nhạc to quá âm lượng và quá 23 giờ đêm, trước 5 giờ sáng, một số hủ tục lạc hậu như thách cưới, ăn uống linh đình kéo dài đã được loại bỏ.

Về việc tang. Tổ chức việc tang được các làng tổ chức đảm bảo trang trọng, đúng quy định như: không để người quá cố quá 48h, nhất là những bệnh truyền nhiễm, trong đám tang không dùng thuốc lá, không rãi vàng mã dọc đường, không khóc mướn và sử dụng loa đài, quá to, quá giờ quy định, tổ chức cúng tế ba ngày, 49 ngày, 100 ngày một cách gọn nhẹ trong phạm vi gia đình con cháu. Việc an táng, cải táng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn và tiết kiệm. Hiện nay việc thực hiện quy chế tang lễ đã được đa số Nhân dân thực hiện một cách nghiêm túc đảm bảo văn minh và thể hiện được tình cảm, sự chu đáo đối với người đã khuất, đặc biệt việc tiến hành hỏa táng đang được Nhân hưởng ứng nhằm đảm bảo VSMT và đỡ gây tốn kém thời gian, tiền của.

Về tổ chức lễ hội. Xã Trung Chính có truyền thống Lễ hội đua thuyền đầu xuân (dịp tết nguyên đán) và lễ hội làng Đông Cao được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng âm lịch hàng năm, có hai làng Đông Thắng và làng Bi Kiều tổ chức Lễ tế Thành Hoàng làng vào 05/3 âm lịch. Các Lễ hội đều được tổ chức một cách trang nghiêm đúng với phong tục tập quán cũng như giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương, thu hút được sự quan tâm của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã đặc biệt đó là món ăn tinh thần, là niềm tự hào của người dân Trung Chính mỗi khi tết đến xuân về nhất là với những người con xa quê, bên cạnh đó các Lễ hội cũng đều được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. ngoài ba đơn vị có Lễ hội thì hàng năm toàn xã lấy ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - ngày đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 để tổ chức ngày hội ở tất cả các khu dân cư để tổ chức ngày đại đoàn kết toàn dân, trong ngày này các đơn vị đều tổ chức phần lễ trang trọng, phần hội gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tổ chức bữa cơm đoàn kết ở tất cả các cụm dân cư tạo nên không khí của ngày hội thực sự vui tươi, đầm ấm chứa chan tình cảm xóm làng và khơi dậy lòng tự hào dân tộc

4.2. Thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng

Trong 5 năm qua Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Trung Chính xây dựng kế hoạch làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm về thực hiện tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, không có tình trạng gây mất trật tự trên địa bàn, không có các tệ nạn xã hội phát sinh. Từng gia đình, từng cơ quan trong xã đều có trách nhiệm tự quản, tự giác chấp hành tốt Hương ước, Quy ước của làng, cơ quan cũng như các quy định của pháp luật. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,; các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân được giải quyết kịp thời; không có án tồn đọng hoặc đơn thư khiếu kiện đông người, vượt tuyến.

4.3. Công tác vệ sinh môi trường

Các ngành, đoàn thể, các thôn đã xây dựng kế hoạch vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hàng tuần, hàng tháng tổng dọn vệ sinh. Các phong trào đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và nhân rộng cụ thể như: Hội liên hiệp phụ nữ xã tổ chức tốt hoạt động của câu lạc bộ “5 không, 3 sạch”. Các tuyến đường giao thông trong làng đều thông thoáng, sạch đẹp, hệ thống cống rãnh được khơi thông. Hiện nay các chi hội đều có tuyến đường do hội phụ nữ tự quản, 2 tuyến đường do Hội Cựu chiến binh được trồng hoa và đảm bảo VSMT.

Mọi nhà, mọi người trong cộng đồng đều thực hiện tốt các quy định phân loại và thu gom rác tập trung vào buổi sáng thứ chủ nhật và thứ 4 hàng tuần để xe thu gom rác vận chuyển về bãi rác tập trung của huyện để xử lý, đặc biệt không vứt rác bừa bãi ra môi trường; thường xuyên phát quang cây cối 2 bên đường đường, tích cực trồng cây bóng mát trên các trục đường và trong từng gia đình. 100% cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đều đạt tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất, nước thải, chất thải rắn được thu gom xử lý, mùi, khói bụi, tiếng ồn trong giới hạn quy định. Hàng năm UBND xã, các cơ quan trường học đều phát động “Tết trồng cây” vào dịp đầu xuân.

Đến nay theo thống kê trên toàn xã số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 98 %, nhà tắm hợp vệ sinh đạt 98%, 100% hộ dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các hộ chăn nuôi đều có có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 100%.

4.4. Kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"

Xác định đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có hiệu quả là cơ sở, nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ban chỉ đạo đã tập trung chỉ đạo phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các thôn(làng), các lĩnh vực. Tham mưu đắc lực cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các phong trào, đặc biệt là phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”,;”Làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa”…

Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai thực hiện có hiệu quả. Mọi việc đều đảm bảo thực hiện nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" những mâu thuẫn nội bộ được hoà giải tại chỗ, kịp thời. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được quan tâm, nhận thức của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật được nâng cao.

Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” luôn được quan tâm, hàng năm xã đã làm tốt công tác tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, vận động, động viên thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển NVQS, nhiều năm liên tục trung Chính đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân, không có quân nhân bỏ ngũ, không có thanh niên trốn tránh gọi khám tuyển; chính sách hậu phương quân đội được quan tâm.

An ninh trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, trong những năm qua trên địa bàn xã không xảy ra vụ việc gì nghiêm trọng, người dân luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

Hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” và nhân đạo từ thiện, an sinh xã hội được quan tâm và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hàng năm xã làm tốt phong trào xây dựng quỹ tình nghĩa, số kinh phí hàng năm từ 55 đến 60 triệu đồng được sử dụng vào thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân dịp tết nguyên đán và ngày Thương binh- liệt sỹ, hỗ trợ các đối tượng chính sách khó khăn trong cuộc sồng

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoᔠđã mang lại hiệu quả thiết thực đối với đời sống nhân dân trong xã: kinh tế phát triển, văn hoá xã hội được đầu tư đúng mức, quốc phòng an ninh được giữ vững, tình đoàn kết thân ái trong cộng đồng dân cư được thắt chặt.

5. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương

5.1. Chương trình phổ biến pháp luật

Hàng tuân, hàng tháng, hàng quý Ban văn hóa, Ban dân vận, Ban tư pháp, các ngành, đoàn thể soạn thảo và xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến pháp luật; các hình thức thực hiện làngg qua đài truyền thanh xây dựng chuyên mục phổ biến pháp luật trên hệ thống truyền thanh của xã, qua các hội nghị của xã, của thôn để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ của địa phương về Hương ước để nhân dân nắm bắt và thực hiện. Từ đó ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dânđược thực hiện nghiêm chỉnh; tình trạng vi phạm pháp luật được hạn chế,

5.2. Tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng Nông thôn mới

Về xây dựng nông thôn mới: Được sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của cấp trên, xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành cơ chế, chính sách, huy động mọi nguồn lực cho xây dựng NTM. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, vì vậy đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận xã NTM ngày 31/12/2015. Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục huy động nguồn lực, đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới. Hệ thống giao thông, thủy lợi tiếp tục được đầu tư nâng cấp, 98% giao thông nông thôn được bê tông hóa; giao thông và kênh mương trục chính nội đồng được bê tông và cứng hóa đạt 86%, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 5 năm ước đạt 353,5 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trong nhân dân và doanh nghiệp 90%. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, TTCN, XDCB năm 2020 ước đạt 205,4 tỷ đồng.

5.3. Kết quả thực hiện Quy ước cộng đồng và Quy chế dân chủ

Tập trung chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính ttrij của địa phương cũng như Quy ước, Hương ước làng, cơ quan nên nhận thức về pháp luật và nghĩa vụ công dân của nhân dân được nâng cao; Quy chế dân chủ ở cơ sở thực hiện tốt, mọi công việc đều đưa ra để dân bàn, dân thực hiện và báo cáo trước nhân dân một cách công khai, dân chủ từ đó tạo nên sự tin tưởng của nhân dân với đảng, chính quyền, tạo nên sức mạnh tổng hợp và là động lực thúc đẩy các phong trào ở địa phương phát triển. Trong nhiều năm gần đây không có tình trạng khiếu kiện, đặc biệt là khiếu kiện đông người, các kiến nghị đề xuất của nhân dân được giải quyết kịp thời ngay tại cơ sở, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn luôn được ổn định và giữ vững.

5.4. Công tác quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa

Hàng năm trong dịp cao điểm như Lễ hội, tết Nguyên đán… Công chức văn hóa tham mưu kịp thời cho Chủ tịch UBND xã xây dựng kế hoạch chỉ đạo, phân công, thành lập đoàn kiểm tra gồm Công chức văn hóa, Ban công an xã, Công chức Tư pháp và UBMTTQ xã kiểm tra trực tiếp các hộ buôn bán, kinh doanh, các loại hình dịch vụ văn hóa như Karaoke, Itơnét.., đồng thời cho các hộ ký cam kết thực hiện quy định về ngành nghề kinh doanh, tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, nên trên địa bàn không có tình trạng tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm độc hại, 100% các hộ đều thực hiện tốt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch.

6. Đánh giá chung.

Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do Đảng, Nhà nước, MTTQ phát động là một trong những chủ trương hết sức đúng đắn nhằm đáp ứng xu thế chung của xã hội giúp đất nước chúng ta trong điều kiện hội nhập Quốc tế để phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, khơi dậy được lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chủ động vượt qua những thách thức, khó khăn để vươn lên xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.

7. Nguyên nhân kết quả đạt được.

7.1.Về khách quan.

- Là đơn vị có truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời là nền tảng để xây dựng phong trào.

- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ của quần chúng ND ngày một nâng lên là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện để phong trào đạt kết quả.

7.2. Về chủ quan.

- Nhận thức của Cán bộ và nhân dân địa phương ngày càng được nâng lên, sự chỉ đạo, điều hành một cách quyết liệt của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương cũng như có sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn.

- Trong quá trình tổ chức chỉ đạo các phong trào lớn của Nhà nước, MTTQ phát động địa phương luôn nhận được sự quan tâm động viên khích lệ của BCĐ “Toàn dân xây dựng đời sông văn hóa” Huyện, Tỉnh.

Người tốt, việc tốt