Truy cập

Hôm nay:
59
Hôm qua:
136
Tuần này:
352
Tháng này:
2781
Tất cả:
214183

Ý kiến thăm dò

Lịch sư hình thành Xã Trung Chính.

Ngày 23/11/2020 21:01:34

Xã Trung Chính thuộc vùng châu thổ của hệ thống các sông ở Thanh Hóa

Lịch sư hình thành:

Xã Trung Chính thuộc vùng châu thổ của hệ thống các sông ở Thanh Hóa, đặc điểm chung của đồng bằng châu thổ này là được phù sa bồi đắp hàng năm, bởi vậy địa hình tương đối bằng phẳng. Với gần 500ha đất canh tác; diện tích của Trung Chính thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước. Từ xa xưa đến nay, đồng đất Trung Chính đã góp phần làm nên vùng lúa gạo Nông Cống nổi tiếng cả tỉnh. Cũng như nhiều địa phương trong huyện, cộng đồng dân cư Trung Chính được hình thành từ rất sớm và là nơi đặt Phủ đường của huyện (theo đó có thể khẳng định Trung Chính là vùng đất cổ và gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện hàng ngàn năm nay).Theo gia phả của dòng họ Đinh làng Đông Cao ghi lại thì vào năm 1485 sau khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, nhất là sau khi dẹp loạn xong Nghi Dân, vua Lê Thánh Tông đã ban vùng đất Nông Cống trong đó có Tung Chính là đất lộc điền cho nhiều công thần khai quốc. Vì thế đất Trung Chính cũng được chăm lo phát triển, thái ấp được mở mang. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành cộng đồng dân cư dần được phát triển mạnh.

Đến đầu thế kỷ XIX, cộng đồng dân cư ở Trung Chính đã trở nên đông đúc, người các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An đã về đây làm ăn, buôn bán, khai hoang lập làng làm nên một vùng quê trù phú. Theo sách “Các tổng trấn danh bị lãm” đầu thế kỷ XIX được lưu ở Viện Hán - Nôm thì thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng, 215 làng, sở, sách, phường, tộc. Các làng của xã Trung Chính ngày nay thuộc tổng Cổ Định.

Đến tháng 8 năm 1947 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các xã nhỏ sáp nhập thành các xã lớn, ba xã Trung Chính, Thanh Nê (Trung Thành) và Nhân Thọ (Trung Ý ) ngày nay được sáp nhập thành xã lớn, lấy tên chung là xã Trung Chính. Sau 7 năm sinh hoạt chung trong xã Trung Chính (lớn) đến đầu tháng 9 năm 1954, các xã lớn chia thành các nhỏ, xã Trung Chính lớn được chia thành 3 xã là : Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý; đến tháng 12/2019 thực hiện NQ 786 của UBTVQH14 xã Trung Chính và xã Trung Ý sáp nhập để thành Trung Chính mới. Có thể nói lịch sử xã Trung Chính từ khi được thành lập đến nay là một quá trình đấu tranh và phát triển. Là vùng đất có địa thế quan trọng, nên ngay từ những buổi đầu sơ khai mở đất, phá rừng ngăn sông, đào núi lập làng, bao thế hệ nhân dân Trung Chính đã không ngừng tranh đấu bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt, với thiên tai giặc giã để tồn tại và phát triển. Trong quá trình ấy, nhân dân đã phải bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mình.

Đặc biệt trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Trung Chính là một trong những địa phương đi đầu với phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, cụ thể năm 2000 Nhân dân Trung Chính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND.

Ban văn hóa

Lịch sư hình thành Xã Trung Chính.

Đăng lúc: 23/11/2020 21:01:34 (GMT+7)

Xã Trung Chính thuộc vùng châu thổ của hệ thống các sông ở Thanh Hóa

Lịch sư hình thành:

Xã Trung Chính thuộc vùng châu thổ của hệ thống các sông ở Thanh Hóa, đặc điểm chung của đồng bằng châu thổ này là được phù sa bồi đắp hàng năm, bởi vậy địa hình tương đối bằng phẳng. Với gần 500ha đất canh tác; diện tích của Trung Chính thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa nước. Từ xa xưa đến nay, đồng đất Trung Chính đã góp phần làm nên vùng lúa gạo Nông Cống nổi tiếng cả tỉnh. Cũng như nhiều địa phương trong huyện, cộng đồng dân cư Trung Chính được hình thành từ rất sớm và là nơi đặt Phủ đường của huyện (theo đó có thể khẳng định Trung Chính là vùng đất cổ và gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện hàng ngàn năm nay).Theo gia phả của dòng họ Đinh làng Đông Cao ghi lại thì vào năm 1485 sau khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, nhất là sau khi dẹp loạn xong Nghi Dân, vua Lê Thánh Tông đã ban vùng đất Nông Cống trong đó có Tung Chính là đất lộc điền cho nhiều công thần khai quốc. Vì thế đất Trung Chính cũng được chăm lo phát triển, thái ấp được mở mang. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp cũng như hình thành cộng đồng dân cư dần được phát triển mạnh.

Đến đầu thế kỷ XIX, cộng đồng dân cư ở Trung Chính đã trở nên đông đúc, người các địa phương như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An đã về đây làm ăn, buôn bán, khai hoang lập làng làm nên một vùng quê trù phú. Theo sách “Các tổng trấn danh bị lãm” đầu thế kỷ XIX được lưu ở Viện Hán - Nôm thì thời gian này huyện Nông Cống có 9 tổng, 215 làng, sở, sách, phường, tộc. Các làng của xã Trung Chính ngày nay thuộc tổng Cổ Định.

Đến tháng 8 năm 1947 theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các xã nhỏ sáp nhập thành các xã lớn, ba xã Trung Chính, Thanh Nê (Trung Thành) và Nhân Thọ (Trung Ý ) ngày nay được sáp nhập thành xã lớn, lấy tên chung là xã Trung Chính. Sau 7 năm sinh hoạt chung trong xã Trung Chính (lớn) đến đầu tháng 9 năm 1954, các xã lớn chia thành các nhỏ, xã Trung Chính lớn được chia thành 3 xã là : Trung Thành, Trung Chính, Trung Ý; đến tháng 12/2019 thực hiện NQ 786 của UBTVQH14 xã Trung Chính và xã Trung Ý sáp nhập để thành Trung Chính mới. Có thể nói lịch sử xã Trung Chính từ khi được thành lập đến nay là một quá trình đấu tranh và phát triển. Là vùng đất có địa thế quan trọng, nên ngay từ những buổi đầu sơ khai mở đất, phá rừng ngăn sông, đào núi lập làng, bao thế hệ nhân dân Trung Chính đã không ngừng tranh đấu bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt, với thiên tai giặc giã để tồn tại và phát triển. Trong quá trình ấy, nhân dân đã phải bồi đắp, sáng tạo ra những giá trị vật chất tinh thần phong phú, góp phần hình thành nên sắc thái văn hóa riêng của mình.

Đặc biệt trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Trung Chính là một trong những địa phương đi đầu với phong trào “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, cụ thể năm 2000 Nhân dân Trung Chính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND.

Ban văn hóa

Người tốt, việc tốt